Rượu làm từ gì? Những điều thú vị về rượu có thể bạn chưa biết

Rượu từ lâu đã được biết là một loại đồ uống có cồn được sản xuất bằng quá trình lên men của tinh bột. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rượu được làm cụ thể từ những loại thực phẩm gì? Cũng như có bao nhiêu loại rượu trên thế giới? Để trả lời những câu hỏi này, bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Amthuccuoituan.com nhé.

Rượu làm từ gì?

Rượu được định nghĩa là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm. Ethanol được lên men từ tinh bột như ngũ cốc, các loại rau củ có chứa tinh bột hoặc đường.

Thật sự có rất nhiều loại rượu, tuy nhiên loại rượu phổ biến ở Việt Nam và được nhiều người sử dụng nhất là rượu trắng hay còn gọi là rượu đế, rượu gạo…vv. Cụ thể, rượu trắng được nấu từ các loại ngũ cốc có hàm lượng tinh bột cao thông dụng như gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, gạo nương lúa mạch, ngô hạt, mầm thóc, sắn, hạt bo bo,…

Tuy một số vùng miền có những nguyên liệu đặc trưng nhưng nói chung các loại gạo nếp đều cho thành phẩm rượu rất thơm và có độ ngọt nhất định. Các loại gạo nếp như nếp cái hoa vàng, nếp bông chát, nếp ruồi, nếp mỡ, nếp mường, nếp sáp, nếp thơm, nếp hương, nếp ngự,…vv .

Men rượu được chế từ nhiều loại thảo dược như cam thảo, quế chi, gừng, hồi, thạch xương bồ, bạch chỉ, xuyên khung, rễ ớt,…vv theo những bí quyết, công thức riêng của từng nơi sản xuất. Những công thức này cùng với kỹ thuật ủ men nhiều khi không truyền cho người ngoài nhằm giữ bí quyết chất lượng rượu riêng biệt. Sau đó chúng được nhào trộn hỗn hợp với bột gạo, thậm chí có cả bồ hóng và ủ cho bột hơi nở ra sau đó vo, nắm từng viên quả nhỏ để lên khay trấu cho khỏi dính. Đem phơi thật khô và cất dùng dần.

Men rượu và kháp rượu quyết định chất lượng thành phẩm rượu. Tuy nhiên, quy trình ủ men, nấu rượu cũng hết sức quan trọng vì liên quan đến tay nghề, kinh nghiệm và công phu của người thực hiện. Ở một phương diện khác, nguồn nước được sử dụng khi đồ nguyên liệu, ủ men và khuấy trộn trong nồi chưng rượu cũng đặc biệt quan trọng để cho chất lượng rượu từng địa phương khác nhau.

Sản phẩm của quy trình chưng cất sẽ là rượu có nồng độ cồn tùy theo yêu cầu và dụng ý của người chưng rượu. Nếu muốn độ rượu thật cao cho một mục đích nào đó như để ngâm rượu thuốc thì có thể đem rượu chưng tiếp lần 2. Nếu muốn nồng độ thấp thì người ta phối trộn các nước rượu đậm nhạt vào nhau.

Có bao nhiêu loại rượu trên thế giới?

Hiện nay, trên thế giới có hàng vạn loại rượu khác nhau, với nhiều chủng loại và hương vị thay đổi tùy theo phương pháp và nơi sản xuất. Tuy nhiên, nhìn chung rượu được chia làm ba nhánh chính là lên men tự nhiên, chưng cất và pha chế.

Ngày nay thế giới đã công nhận rượu gồm 8 nhóm chính, với những cái tên là đại diện cho hàng trăm, thậm chí hàng ngàn loại rượu riêng biệt. Có thể kể tên 8 “cái tên” đại diện chính sau đây:

+  Brandy là các loại rượu mạnh chưng cất từ vang (nho) hay từ trái cây đã lên men. Thường thì Brandy phải qua hai lần chưng cất để đạt tỷ lệ cồn 70 – 80% rồi mới ủ cho rượu dịu bớt trong các thùng gỗ sồi nhờ quá trình oxy hóa. Sau đó được pha thêm nước cất để đạt được độ cồn khoảng 40%.

+ Whisky là dòng rượu được chưng cất từ những hạt lúa đại mạch, lúa mạch đen, bắp và các loại ngũ cốc có hạt nhỏ khác. Whisky có nguồn gốc từ các dòng tu sĩ ở Ireland, sản xuất để phục vụ cho những buổi lễ thánh. Sau đó loại rượu này được truyền bá sang Scoland và một số nước khác, hiện đã phổ biến khắp toàn thế giới.

+ Rhum được chưng cất từ nước cốt mía hoặc sản phẩm của cây mía như xirô mía, mật mía. Chưng đến hơn 95 độ cồn và thường được đóng chai ở độ thấp hơn. Loại rượu này giữ lại phần lớn mùi vị tự nhiên của cây mía.

+ Vodka là loại rượu mạnh không màu được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Dòng rượu này được chưng cất tới hơn 95 độ cồn, sau đó giảm dần còn 40 – 50 độ mới đóng chai. Có thể không ủ nhưng cần xử lý kỹ nhằm loại bỏ tạp chất và màu sắc để rượu trong suốt hơn. Đây là loại rượu dễ bay hơi, có thể pha chế với nhiều loại trái cây và các hỗn hợp đồ uống khác.

+ Gin là loại rượu được chưng cất từ các loại hạt như bắp, lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen. Sau đó trộn với hương liệu thảo mộc như hạnh nhân, quế, hạt coca, gừng, vỏ chanh, cam. Độ cồn trong rượu Gin thường là 34 – 47 độ, thuộc dòng lên men thuần túy.

+ Vin hay còn được người Việt đọc là rượu Vang. Đây là một loại thức uống có cồn được lên men từ nước nho hoặc các hoa quả khác. Một ly rượu vang được phục vụ từ 12 cl đến 15 cl và luôn luôn phục vụ không đá.

+ Tequila là một thứ rượu chưng cất có độ cồn cao truyền thống của Mexico. Tequila được chế từ lá cây Agave Azul Tequilana, một loài thực vật bản địa ở Mexico. Thường thì tequila có độ cồn từ 38–40%, song cá biệt có loại độ cồn lên tới 43–46%.

+ Liqueurs còn có tên dân dã là rượu mùi, loại rượu này có tổng cộng trên 8000 loại khác nhau. Đặc tính của rượu mùi là đa dạng về màu sắc, hương vị và được cho thêm nhiều nguyên liệu như: hoa, kem, dược thảo, gia vị, trái cây và các loại hạt , với độ cồn trung bình 25-55 độ. Thường thì không bao giờ chúng ta uống rượu mùi nguyên chất vì mùi rất đậm và ngọt.

Có phải rượu để càng lâu càng ngon?

Rượu được ủ lâu năm có hương vị rất khác so với rượu mới nấu. Thông thường, rượu mới nấu nếu uống thường gắt và sốc. Nguyên nhân là bởi sự phân bố không đều của cụm phân tử nước và rượu. Khiến rượu uống không được mềm.

Bên cạnh đó, rượu vừa nấu thường có mùi ngại, hăng hắc. Đây là mùi của các độc tố có trong rượu như Andehit, methanol, furfurol, …. Những độc tố này khi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Nếu nồng độ độc tố cao, nó sẽ dẫn tới ngộ độc rượu, nặng hơn là tử vong.

Ngoài ra, rượu để lâu năm sẽ có hương vị khác hẳn. Rượu khi uống sẽ có mùi thơm rất hấp dẫn. Khi uống, rượu rất mềm, không có cảm giác gắt ở lưỡi và họng. Hàm lượng độc tố trong rượu cũng được giảm đi cực kỳ nhiều vì theo thời gian, độc tố đã được loại bỏ. Uống loại rượu lâu năm không chỉ thơm ngon mà còn cực kỳ an toàn cho sức khỏe. Đây cũng chính là lý do vì sao rượu để càng lâu càng ngon.

Những điều bạn chưa biết về rượu?

+ Rượu vang chứa tới 13 khoáng chất cần thiết cho cơ thể như ma-gie, sắt, can-xi, kẽm, kali, phốt  pho, manga… cực kì có ích cho sức khỏe con người.

+ Rượu được dùng như chất kích thích giúp khuếch tán, lợi tiểu, làm toát mồ hôi và giúp ngủ ngon. Bên cạnh đó, rượu chứa cồn giúp khử trùng, chất tannin ở trong rượu có tác dụng rất tốt cho tim. Chúng có thể làm cho hệ tim mạch được tuần hoàn, phấn khích khi sử dụng một cách hợp lý đúng thời điểm. 

+ Rượu được coi là yếu tố kích thích ham muốn tình dục ở cả hai phái mà không cần “động chạm”. Nếu phụ nữ uống 1- 2 ly rượu mỗi ngày thì ham muốn tình dục sẽ cao hơn những phụ nữ không uống rượu tới 2-3 lần.

+ Rượu làm giảm nhiệt độ cơ thể. Vì khi uống rượu hoặc đồ uống có cồn sẽ khiến mạch máu giãn ra, đặc biệt là vùng mạch máu ngoại vi dẫn đến việc tản nhiệt.

Vừa rồi, amthuccuoituan.com đã giới thiệu đến bạn một vài kiến thức cơ bản về rượu. Nếu bạn đọc có yêu cầu tìm hiểu về một món ăn hay loại thực phẩm nào thì hãy bình luận ngay bên dưới bài viết này nhé! Cảm ơn bạn đã đến với amthuccuoituan.com, hẹn gặp lại bạn ở các bài viết khác ❤

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]

Related posts

Cách làm mai cua nướng phô mai tại nhà chuẩn sao Michelin

Cách nấu cơm siêu dễ bằng bếp gas ngay tại nhà

Cách làm bánh dừa sợi nướng đơn giản tại nhà chi tiết

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận