Chắc hẳn ai trong chúng ta mỗi khi Tết đến Xuân về thì trong lòng lại rộn ràng, náo nức đúng không nào? Nhất là mỗi dịp Tết truyền thống đến thì mỗi gia đình lại sum họp, quây quần bên nhau. Và cùng làm những món ăn đặc trưng trong ngày Tết. Vậy món ăn nào trong ngày Tết là những món ăn đặc trưng nhất? Hãy cùng Ẩm thực cuối tuần khám phá ngay dưới đây nhé!
Bánh chưng
Từ lâu, bánh chưng đã được coi là “linh hồn” của ngày Tết Việt. Bởi đây là một loại bánh có lịch sử rất lâu đời trong nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Cụ thể, bánh chưng được làm từ loại nếp mềm, dẻo và thơm nhất. Với nhân bánh gồm thịt lợn, đậu xanh.
Phần bánh được gói vuông vắn bằng lá dong. Sau đó, bánh chưng được gói sẽ đem luộc suốt trong vòng 14 giờ cho đến khi chín. Bánh chưng luộc xong sẽ dẻo, rất thơm mùi của gạo nếp và có màu xanh của lá dong.
Đặc biệt, mhững chiếc bánh chưng vuông vức được gói khéo léo, tài hoa không chỉ tượng trưng cho đất trời. Mà loại bánh này còn là biểu tượng cho ẩm thực ngày Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam. Dù là tự tay gói bánh hay mua sẵn thì bánh chưng xanh cũng luôn là một món ăn không thể thiếu của mọi gia đình vào dịp Tết Nguyên Đán.
Chiếc bánh chưng không chỉ là một món ăn truyền thống ngày Tết. Mà đây còn là một dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau để gói bánh. Các thế hệ trong gia đình sẽ cũng ngồi bên nồi bánh chưng ấm áp để kể cho nhau nghe về những điều đã qua. Cũng như những dự định trong tương lai, trong cuộc sống.
Xôi gấc, gà luộc
Trong mâm cơm cúng tất niên chiều 30 Tết nhất định không thể thiếu được đĩa xôi gấc với màu đỏ tươi. Bởi vì, người Việt quan niệm màu đỏ trong năm mới thể hiện sự may mắn, tốt lành. Nguyên liệu để làm món xôi gấc chỉ đơn giản là gạo nếp và quả gấc chín. Xôi gấc sau khi được nấu chín sẽ có mùi thơm ngậy của nếp và gấc. Cùng sắc đỏ tươi vô cùng bắt mắt.
Đi cùng đĩa xôi gấc trong ngày Tết thì chắc chắn không thể thiếu gà luộc. Trong làn hương khói, một con gà luộc vàng ươm miệng ngậm bông hồng đỏ cùng đĩa xôi gấc sẽ giúp mâm cỗ Tết của bạn đặc sắc hơn. Đối với người Việt Nam, trong năm mới gà tượng trưng cho ý nghĩa của sự đủ đầy, phúc đức, cầu gì được nấy.
Xôi và gà luộc là hai món ăn luôn có mặt trong dịp Tết ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam. Dù là bất cứ vùng miền nào hay địa phương nào thì hai món này tuyệt đối không thể thiếu ở mâm cỗ Tết truyền thống.
Giò lụa (Chả lụa)
Giò lụa hay còn gọi là chả lụa là món ăn thường xuyên xuất hiện nhất trong những bữa ăn của người dân Việt Nam. Giò lụa truyền thống được làm từ 3 nguyên liệu chính là thịt nạc thăn giã nhuyễn. Sau đó, kết hợp cùng nước mắm ngon và gói trong lá chuối xanh đem đi luộc chín.
Khi ăn giò lụa, người Việt thường thái thành từng khoanh. Những miếng giò trắng mịn, giòn dai và thơm ngon chính là món ăn không thể thiếu mà bạn có thể dành tặng cho những thành viên trong gia đình mình. Ý nghĩa nổi bật của món giò lụa trong ngày Tết là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà – cả năm đầm ấm”.
Dưa hành
Bên cạnh những món cao lương mĩ vị, sắc màu đẹp mắt thì trong mâm cơm ngày Tết của người Việt còn có những món vô cùng giản dị, dân dã. Và một trong những món ăn dân dã nhưng lại có vị trí đặc biệt trong mâm cỗ truyền thống đó chính là hành muối chua. Hay còn có tên gọi khác là dưa hành.
Với vị chua chua cay nhẹ và được dùng để ăn kèm cùng với bánh chưng hay thịt đông. Đây chính là món chống ngán hữu hiệu nhất trong ngày Tết mà bất kì mâm cỗ nào cũng không thể thiếu. Cho dù cuộc sống luôn thay đổi nhưng chắc chắn rằng một điều rằng còn Tết thì sẽ còn bánh chưng và dưa hành. Đây sẽ là món ăn đồng hành cùng những ngày Tết của dân tộc Việt.
Nem rán
Đây chắc hẳn là món ăn độc đáo và vô cùng hấp dẫn trong mâm cỗ ngày Tết Việt Nam. Món ăn này bên ngoài màu vàng óng, bên trong thì chứa đầy thịt, mộc nhĩ và giá. Nem rán là món ăn độc đáo và hấp dẫn không thể thiếu được trong những ngày Tết Nguyên Đán. Món ăn này được rất nhiều người ưa thích nên còn được coi là “quốc hồn quốc túy” của người Việt.
Thịt đông
Từ lâu, món thịt đông đã là món ăn truyền thống, độc đáo và tinh túy của người Việt. Đặc biệt thịt đông còn là món ăn truyền thống ngày Tết của với người miền Bắc. Vào mùa Xuân, ở miền Bắc vẫn còn không khí lạnh nên món thịt đông sẽ càng trở nên ngon hơn.
Thịt đông thường được chế biến bằng chân giò, tai, bì của lợn. Sau khi đã qua chế biên thì phần thịt đông để ngoài trời cho đông lại hoặc để bảo quản trong tủ lạnh thịt sẽ đông nhanh hơn. Khi thịt đông lại trên bề mặt sẽ có một lớp mỡ màu trắng mịn như tuyết. Độ ngậy, mát sẽ khiến thịt đông trở thành món ăn vô cùng hấp dẫn.
Lưu ý khi ăn thịt đông bạn nêndùng dao mũi nhọn lách xung quanh thành khuôn và úp phần thịt đông ra đĩa để thưởng thức với cơm nóng. Cùng chấm với nước mắm nguyên chất được pha với chanh ớt, ăn với dưa hành, dưa cải, củ kiệu sẽ cực kì tuyệt vời.
Hy vọng với 6 món ăn kể trên bạn sẽ càng thêm yêu thích các món ăn truyền thống của ngày Tết Việt Nam. Năm mới cũng sắp đến, Ẩm thực cuối tuần chúc bạn một năm 2021 thật nhiều may mắn và hạnh phúc. Chúc bạn và gia đình sẽ cùng nhau thưởng thức những món ăn này trong ngày Tết thật ngon miệng nhé!